Cửa Thần Phù là tên một địa danh lịch sử xa xưa gắn với nhiều truyền thuyết, thực chất là một vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ nay đã lùi xa trong đất liền hơn 30 km. Trước đây khu vực này thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn, một phần được tách về tỉnh Thanh Hóa. Cửa biển Thần Phù hiện thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, (Thanh Hóa). Ngày nay khu vực này đã được phù sa bồi đắp thuộc lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam. Di tích cửa Thần Phù nằm trên vách núi đá có khắc chữ "Thần" (神) lớn hướng ra phía biển, phía dưới là khu vực người hành hương có thể thăm viếng.
Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông (có thuyết lại cho rằng vua Trần, trong gia phả Gia tộc họ La lại ghi là đời Hùng Vương) mang quân Nam chinh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển Thần Phù gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là “Áp Lãng Chân Nhân” (người dẹp yên được sóng dữ). Hiện nay đền thờ và những di chứng khác vẫn còn ở thôn Yên Phẩm và Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Các di tích văn hóa
- Đền Ấp Lãng: là di tích quan trọng nhất của khu vực vì đối tượng suy tôn trong đền là Ấp Lãng. Đền thuộc thôn Yên Phẩm xã Yên Lâm. Đây là ngôi đền cổ có kiến trúc đơn giản, giống một ngôi nhà cổ. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
- Chùa Thần Phù (Thanh Hóa): toạ lạc tại thôn Chính Đại, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Toàn khu chùa có 3 toà nhỏ nằm ngang nhau. Chùa nằm bên sông Chính Đại. Bên hông chùa có bia thần phù để người qua đường có thể thắp hương cầu may.
- Chùa Thần Phù (Ninh Bình): cách chùa Thanh Hóa khoảng 2 km. Đây là một ngôi chùa nhỏ, kiến trúc đơn giản thuộc thôn Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.
- Đình Phù Sa: cách đền Ấp Lãng 1 km, đây là di tích văn hóa duy nhất ở cửa biển Thần Phù được xếp hạng di tích quốc gia. Đình thờ Triệu Việt Vương.
Đền Áp lãng chân nhân - Ninh Bình:
Chùa Thần phù - Thanh Hóa:
Cửa Thần Phù trong văn học
Trong thơ ca
Ca dao Việt Nam có câu:- Lênh đênh qua cửa Thần Phù
- Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Trong thơ Nguyễn Trãi
:Quá Thần Phù hải khẩu
| :Qua cửa biển Thần Phù - Người dịch: Hoàng Khôi
|
Trong truyền thuyết
Liên quan đến vùng cửa biển Thần Phù có nhiều truyền thuyết nổi tiếng như: Từ Thức gặp Giáng Hương (xem Động Từ Thức), truyền thuyết Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang, truyền thuyết về võ ngựa quân binh Tây Sơn Nguyễn Huệ tiến về Thăng Long, v.v...Mã Viện
Theo thư tịch cổ, đầu Công nguyên cửa Thần Phù nằm trên đường hành quân xâm lược của nhà Hán do lão tướng Mã Viện cầm đầu. Tháng 11 năm 43 (SCN), sau khi tiêu diệt xong lực lượng kháng chiến của Hai Bà Trưng, Mã Viện trực tiếp chỉ huy 2 vạn quân cùng 2 nghìn tàu thuyền lớn nhỏ tiến vào Cửu Chân (Thanh Hóa nay) tiến đánh lực lượng kháng chiến của lão tướng Đông Dương bằng hai đường thuỷ, bộ. Cánh quân bộ bị chặn đứng lại trước núi rừng vùng Tam Điệp ngày nay. Cánh quân thuỷ bị chao đảo trước sóng to, gió lớn của biển Thần Đầu (Thần Phù). Mã Viện phải sai quân đào sông qua dãy núi đá vùng này mà thư tịch cổ gọi là Tạc Khẩu.
Ngô Nhật Khánh
Vào cuối thế kỷ thứ X, khi Đinh Tiên Hoàng vừa mới mất (năm 979), Đinh Toàn lên ngôi, Lê Hoàn là nhiếp chính. Phò mã Ngô Nhật Khánh cùng quân Chiêm Thành tiến ra Hoa Lư đánh nhà Đinh, nhưng vừa tới cửa Tiểu Khang (cửa Thần Phù) thì bị gió bão đánh chìm. Ngô Nhật Khánh chết đuối, chúa Chiêm may mắn thoát nạn.
Thành Thiên Phúc
Minh chứng cho truyền thuyết Ngô Nhật Khánh tấn công khu vực cửa Thần Phù là 4 ngôi đền thờ Vua Lê Đại Hành tại khu vực này. Đó là các đền thờ được xây dựng ở khu vực thành Thiên Phúc do Lê Hoàn xây dựng để phòng thủ Chiêm Thành từ cửa biển phía nam kinh đô Hoa Lư gồm: đền Yên Lâm (Lai Thành, Kim Sơn); đền Ngọc Lâm xã Yên Lâm; đền Từ Đường và đền Quảng Công xã Yên Thái huyện Yên Mô.
Giáo phận Phát Diệm
Phát Diệm là một giáo phận quan trọng với bề dày lịch sử của một nôi đạo phồn thịnh. Trong cuộc hành trình truyền giáo tại Việt Nam, tàu chở linh mục Alexandre de Rhodes cập bến Cửa Ba Làng đúng vào ngày 19-03-1627, ngày lễ kính thánh Giuse. Từ đó, Đắc Lộ đi qua cửa Thần Phù giảng đạo tại Văn Nho, giảng đạo tại Chợ Bò. Thành quả hoạt động truyền bá Tin Mừng của Đắc Lộ đã đặt được nền móng tương đối vững chắc cho nên thời đó người Công giáo truyền tụng câu ca dao: [1]
- "Thứ nhất đền thánh Pha-Pha
- Thứ nhì Cửa Bạng,
- Thứ ba Thần Phù”.